Hen suyễn hay hen phế quản chắc hẳn mọi người đã nghe khá nhiều. Nhưng bệnh suyễn bội nhiễm là gì? Thì hầu như mọi người ít nghe thấy và biết đến. Và bệnh suyễn bội nhiễm có nguy hiểm hay nặng hơn suyễn thông thường không? Hãy đọc bài viết này để biết về bệnh suyễn bội nhiễm là gì.
Bệnh suyễn bội nhiễm là gì?
Bội là nhiều, nhiễm là nhiễm trùng. Bội nhiễm có thể hiểu là ngoài bệnh lý chính, người bệnh còn nhiễm trùng thêm một số loại vi trùng, vi khuẩn khác.
Bệnh hen phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp. Xảy ra trên bệnh lý nền hen phế phế quản và đến sau mỗi đợt cấp của hen phế quản. Đây là tình trạng nặng của bệnh hen phế quản thông thường. Người bệnh mắc hen suyễn luôn tồn tại tình trạng viêm mạn tính đường thở. Kèm theo tăng đáp ứng phế quản với các yếu tố nội sinh và ngoại lai; cơ trơn co thắt, phù nề niêm mạc, tăng xuất tiết phế quản.
Nếu bị thêm tình trạng bội nhiễm, các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống nhu mô phổi và phế nang. Gây tình trạng viêm phổi và viêm nhiễm các cơ quan hô hấp khác. Làm quá trình điều trị hen phế quản vốn đã phức tạp nay còn khó điều trị hơn.
Xem thêm: Cách chữa hen phế quản dân gian
Nguyên nhân gây hen phế quản bội nhiễm và các yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn có thể đến từ yếu tố chủ thể của người bệnh hoặc những yếu tố môi trường. Trên nền bệnh lý hen phế quản. Hen phế quản bội nhiễm có thể tiến triển bởi các yếu tố nguy cơ như:
- Thời tiết giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi. Gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng. Làm cho bệnh hen phế quản biến chứng nặng hơn.
- Tình trạng nhiễm độc phổi khiến sức đề kháng của phổi bị suy giảm, dễ bị nhiễm khuẩn. Môi trường ô nhiễm cũng chứa nhiều vi khuẩn. Gây bệnh đường hô hấp, nếu sinh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn nếu đã có tiền sử bệnh hen.
- Người mắc bệnh hen phế quản nếu không được kiểm soát. Lâu ngày khiến hệ hô hấp suy yếu, dễ bị kích thích hoặc tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Tình trạng này dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bội nhiễm đường thở.
Ở trẻ nhỏ, hen phế quản có thể khởi phát từ một đợt bội nhiễm. Trước đó trẻ hoàn toàn không có các triệu chứng của bệnh lý hen. Chỉ được chẩn đoán là hen phế quản bội nhiễm khi xuất hiện rầm rộ các triệu chứng của một đợt cấp kèm nhiễm khuẩn.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết hen phế quản bội nhiễm
Ngoài các triệu chứng của hen phế quản thì hen phế quản bội nhiễm có nhiều triệu chứng của tình trạng nhiễm khuẩn như:
- Ho, đau rát họng.
- Đờm: Thường có mủ và có màu xanh, vàng hoặc nâu như màu rỉ sắt.
- Đau tức ngực, đặc biệt là sau những cơn ho.
- Khó thở, thở rít, thở khò khè.
- Sốt từ nhẹ đến cao. Trẻ em thường có dấu hiệu sốt cao hơn so với người lớn.
Người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi trước khi vào các cơn hen cấp tính. Với các triệu chứng điển hình (ho, khò khè, khó thở, nặng ngực). Dịch hô hấp lúc này sẽ có vi khuẩn, đồng thời xuất hiện hiện tượng ứ đọng dịch hô hấp. Làm cản trở quá trình lưu thông dịch tạo nên các ổ nhiễm khuẩn sâu trong phế nang. Lâu ngày nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng.
Biến chứng của bệnh suyễn bội nhiễm
Hen phế quản tuy là bệnh thường gặp, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu người bệnh hen suyễn không sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng khôn lường, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Viêm phế quản
Bệnh thường có những biểu hiện như sốt, khó thở tăng, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn. Xét nghiệm máu người bệnh thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen suyễn biến chứng nặng hơn.
Khí phế thũng
Khí phế thũng hay còn gọi là bệnh giãn phế nang, là tình trạng mà vách các phế nang trong phổi mất tính co giãn, các phế nang trở nên yếu và dễ vỡ, gây ra sự tắc nghẽn đường dẫn khí. Tính đàn hồi của mô phổi mất đi làm cho không khí bị bắt giữ trong phế nang, làm giảm khả năng trao đổi oxy và CO2 khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.
Tâm phế mãn tính
Là trường hợp phì đại và giãn tâm thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi. Đây là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc hen thể nặng. Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải. Thời gian biến chứng thành bệnh tâm phế mãn tính ở người mắc hen phế quản khác nhau, có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn.
Suy hô hấp
Là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ oxy để duy trì sự sống của các cơ quan và các tổ chức mô cấu trúc nên cơ thể. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, thở nhanh, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục. Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen.
Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não
Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.
Xẹp phổi
Một biến chứng nữa của bệnh hen phế quản bội nhiễm là xẹp phổi. Đây là tình trạng giảm hoặc mất sự giãn nở không hoàn toàn của nhu mô phổi do quá trình xẹp phế nang khu trú hoặc lan tỏa, làm mất thể tích phổi. Chức năng thông khí, trao đổi khí vùng phổi xẹp bị ảnh hưởng do lưu lượng khí qua vùng phổi xẹp rất nhỏ. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.
Tràn khí màng phổi
Lúc này các phế nang giãn rộng, tại những vùng phế nang giãn mạch máu thưa thớt, áp lực trong phế nang tăng mạnh. Khi người bệnh ho mạnh hay hoạt động quá sức, các thành phế nang dễ bị bục vỡ. Tràn khí mang phổi hai bên là nguyên nhân gây tử vong ở người hen suyễn. Bệnh tràn khí màng phổi thường gặp ở khoảng 5% hen mãn tính.
Xem thêm: Bị hen có chữa khỏi được không?