Hiện nay, tỷ lệ người bị mắc bệnh hen ở nước ta ngày càng tăng cao. Bệnh hen khiến cuộc sống sinh hoạt và công việc của bệnh nhân gặp nhiều phiền toái. Do đó rất nhiều người thắc mắc “Bệnh hen có lây không?” vì lo ngại khi tiếp xúc với người bị hen. Hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc này nhé.
Tìm hiểu về bệnh hen
Bệnh hen là gì?
Bệnh hen hay còn gọi là bệnh hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của hệ hô hấp. Khi bệnh nhân tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng, đường thở sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề, các tế bào cơ trơn sẽ co thắt và tăng tiết dịch nhầy. Dẫn đến lượng oxy vào cơ thể bị giảm. Bệnh nhân sẽ xuất hiện các biểu hiện như ho, khó thở, đau tức ngực,…
Khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân cần sử dụng thuốc giãn phế quản để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh hen. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời sẽ rơi vào tình trạng ngất lịm hoặc đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân của bệnh hen
Cơn hen khởi phát do các nguyên nhân sau:
- Gia đình có người bị bệnh hen.
- Tiếp xúc với khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, mạng nhện, lông động vật,…
- Ăn phải các thực phẩm gây dị ứng như: tôm, cua, đậu phộng,…
- Căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Thay đổi cảm xúc đột ngột, bị xúc động mạnh.
- Tập luyện thể dục thể thao quá sức, mang vác đồ quá nặng.
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào mùa lạnh.
- Sử dụng các loại thuốc như: chẹn Beta, Aspirin, Ibuprofen.
- Hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc.
- Mắc các bệnh về phế quản như viêm xoang, viêm Amidan,…
- Thừa cân, béo phì.
Triệu chứng của bệnh hen
Bệnh nhân bị hen suyễn sẽ có các triệu chứng như:
- Ho liên tục và kéo dài, đặc biệt về đêm và rạng sáng.
- Thở khò khè, thở nông, thở rít kèm tiếng huýt sáo.
- Hơi thở nhanh, mạnh và gấp, đặc biệt là khi hoạt động thể thao, leo cầu thang,…
- Sắc mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi nhiều.
- Đau tức ngực, nặng ngực cảm giác như có vật nặng đè lên.
Bệnh hen có lây không?
Khi cơn hen khởi phát, đường dẫn khí của bệnh nhân bị sưng tấy, phù nề do gặp với các yếu tố gây kích ứng. Cơn hen có thể chuyển từ nhẹ sang nặng một cách đột ngột nếu không sử dụng thuốc giãn phế quản. Bệnh nhân sẽ bị ngất thậm chí là đột tử. Do đó mọi người rất lo lắng bệnh hen sẽ lây lan cho những người xung quanh.
Trên thực tế, bệnh hen không phải là bệnh truyền nhiễm và không có tính chất lây lan. Do đó, bệnh nhân không cần lo lắng khi tiếp xúc trực tiếp như ăn chung, chơi chung,… với người khác.
Bệnh hen có nguy hiểm không?
Nếu cơn hen không khởi phát, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt, vui chơi như người bình thường. Tuy nhiên khi cơn hen khởi phát mà bệnh nhân không được sử dụng thuốc giãn phế quản kịp thời, bệnh nhân sẽ bị các biến chứng sau:
- Ngừng hô hấp và tổn thương não: Do chất dịch nhầy cản trở quá trình lưu thông không khí vào phổi. Dẫn đến thiếu oxy cung cấp cho các bộ phận khác, kể cả não bộ.
- Phổi có thể bị xẹp: Phổi bị xẹp do không đủ lượng oxy để hoạt động. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời tình trạng này sẽ hết dần.
- Tràn khí màng phổi: Do cơn ho kéo dài không được kiểm soát dẫn đến tràn khí ở phổi.
- Suy hô hấp: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể khiến bệnh nhân bị tử vong. Khi cơn hen khởi phát, da người bệnh tím tái, cảm thấy khó thở và đôi lúc phải tìm đến sự hỗ trợ của máy thở.
- Đột tử: Do lượng không khí vào phổi giảm khiến các bộ phận trong cơ thể ngừng hoạt động.
Bị bệnh hen thì phải làm sao?
Khi bị bệnh hen suyễn, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời. Bệnh cần chú ý luôn mang theo thuốc giãn phế quản trên người phòng trường hợp cơn hen khởi phát đột ngột.
Người bị bệnh hen suyễn cần thay đổi lối sống phù hợp:
- Không nên nuôi thú cưng như chó, mèo,…
- Vệ sinh phòng ngủ, nơi làm việc,… sạch sẽ, thoáng mát.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vào mùa lạnh.
- Không nên vui chơi, sinh hoạt, tập thể dục ở nơi có môi trường ô nhiễm.
- Khi ra ngoài cần khẩu trang, che kín mũi, miệng khi ra đường hay khi đến nơi đông người.
- Ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Bệnh cạnh đó, bạn nên sử dụng thuốc KISHO ASMA để điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn. Thuốc có 3 thành phần chính từ thiên nhiên như tử tô tử, bột bồng bồng và bột rẻ quạt rất an toàn cho người sử dụng, kể cả là trẻ nhỏ. Loại thuốc này được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng vì độ an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.
Nếu quý phụ huynh có thắc mắc nào liên quan đến “Bệnh hen có lây không?” hoặc thuốc KISHO ASMA thì hãy liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được tư vấn nhanh nhất nhé.