Bệnh suyễn có lây không? Bệnh hen suyễn có di truyền không? Là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Vì bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, công việc của người bệnh. Ngoài ra, mọi người cũng lo lắng cho những người xung quanh nếu bị lây bệnh này. Để giải đáp thắc mắc này, hãy tham khảo bài viết sau.
Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn là bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Bệnh nhân thường có biểu hiện ho, đau thắt ngực, thở khò khè, khó thở khi mắc hen suyễn. Nguyên nhân là do đường thở bị viêm, sưng tấy, co thắt và tăng tiết dịch nhầy phế quản.
Người bệnh khi khởi phát cơn hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng. Bệnh hen suyễn là bệnh viêm mạn tính nên việc điều trị rất mất thời gian và tốn nhiều chi phí.
Nguyễn nhân của bệnh hen suyễn
Hiện nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh hen suyễn. Nhưng ta có thể đề cập đến các yếu tố khởi phát cơn hen như:
- Các tác nhân từ môi trường như: khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, mạng nhện, lông động vật,…
- Ăn phải các thức ăn gây dị ứng.
- Căng thẳng, stress.
- Thay đổi cảm xúc đột ngột.
- Tập thể dục thể thao quá sức, mang vác đồ quá nặng.
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt vào thời tiết hanh khô và lạnh.
- Sử dụng các loại thuốc như: chẹn Beta, Aspirin, Ibuprofen.
- Sử dụng các chất kích thích như: thuốc lá, rượu bia,…
- Mắc các bệnh về phế quản như viêm xoang, viêm Amidan,…
- Các vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh gây viêm đường hô hấp.
Bệnh suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn là hiện tượng đường dẫn khí hoặc phế quản của bệnh nhân bị sưng tấy, phù nề do kích ứng với các yếu tố làm khởi phát cơn hen. Bệnh nhân khi lên cơn hen có thể thay đổi đột ngột từ nhẹ thành nặng nếu không được sơ cứu kịp thời. Do đó, bệnh hen suyễn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của người bệnh.
Nhiều người rất lo lắng rằng liệu bệnh suyễn có lây không? Câu trả lời là không. Vì vậy, bạn không cần lo lắng bệnh suyễn của mình có thể lây cho người khác. Hoặc e ngại khi tiếp xúc với người bị hen suyễn.
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
“Bệnh hen suyễn có di truyền không” cũng là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc. Hiện nay khoa học vẫn chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu để khẳng định hen suyễn có di truyền. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu gia đình có bố hoặc mẹ bị hen suyễn thì khả năng con cháu mắc hen suyễn rất cao. Do đó, khi gia đình có người mắc hen suyễn cần có những biện pháp phòng ngừa các yếu tố khởi phát cơn hen.
Những điều cần lưu ý khi bị bệnh suyễn
Khi bị bệnh suyễn, để tránh khởi phát cơn hen suyễn, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Vì đây là các chất kích thích nên niêm mạc phế quản khiến bệnh suyễn trở nên nặng hơn.
- Các thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, sữa,… Vì khi bệnh nhân ăn phải các thực phẩm mà mình dị ứng sẽ dẫn đến tái phát cơn hen.
- Thực phẩm khó tiêu, chiên xào dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên,…
- Hạn chế tập thể thao quá sức hay mang vác đồ quá nặng. Bệnh nhân hãy lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, đạp xe,…
- Giữ tâm trạng thoải mái, không căng thẳng lo âu hay thay đổi cảm xúc đột ngột.
- Luôn mang theo thuốc điều trị hen suyễn bên người. Đề phòng trường hợp cơn hen khởi phát đột ngột.
- Sử dụng liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA để chấm dứt căn bệnh này. Với thành phần tử tô tử, bồng bột, rẻ quạt, KISHO ASMA giúp bệnh hen suyễn giảm đi chỉ sau 4 – 6 tháng sử dụng. Nếu tiếp tục sử dụng trong vài tháng tiếp theo, bệnh nhân có thể chấm dứt hoàn toàn hen suyễn.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh suyễn có lây không?” hay “Bệnh suyễn có di truyền không?”. Nếu cuộc sống, công việc của bạn đang bị bệnh hen suyễn làm ảnh hưởng, hãy sử dụng liệu trình điều trị bệnh của KISHO ASMA.