Hen suyễn là một bệnh không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Trong đó, bệnh dễ trở nặng khi thời tiết lạnh. Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ khiến trẻ gặp nhiều biến chứng khó lường. Vậy những thông tin cần biết về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là gì?
Tổng quan về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ
Hen suyễn hay còn gọi là bệnh suyễn hay hen phế quản. Bệnh xuất hiện khi phổi và đường thở bị viêm, tiếp xúc với một số tác nhân như hít phải phấn hoa hay bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng khiến trẻ khó chịu. Qua đó gây cản trở trẻ vui chơi, vận động, học tập và cả giấc ngủ. Ở một số trường hợp, còn có thể gây ra các cơn hen cấp nguy hiểm cho trẻ.
Hen suyễn ở trẻ cũng tương tự như hen suyễn ở người lớn, nhưng trẻ nhỏ thường phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tỷ lệ trẻ nhập viện cấp cứu cao. Thật không may, bệnh hen suyễn ở trẻ em không thể chữa khỏi và các triệu chứng có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Nhưng với phác đồ điều trị chuẩn, trẻ có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương phổi.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn ở trẻ em
Các triệu chứng của bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ em có thể kể đến như:
Ho tăng lên khi trẻ đang ngủ hoặc được kích hoạt khi gắng sức hoặc khi gặp không khí lạnh.
Tiếng rít hoặc thở khò khè.
Khó thở.
Tức ngực hoặc ngực tắc nghẽn.
Chậm hồi phục hoặc viêm phế quản sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp.
Khó thở khiến trẻ gặp nhiều trở ngại khi vận động hoặc học tập.
Mệt mỏi toàn thân do giấc ngủ kém.
Các dấu hiệu hen suyễn tùy theo từng trẻ sẽ khác nhau và có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc tiến triển tốt lên theo thời gian. Trẻ có thể chỉ xuất hiện một trong các dấu hiệu kể trên. Tuy nhiên, rất khó để xác định liệu có phải các triệu chứng của trẻ là do hen suyễn hay không. Ví dụ như khò khè tái phát hoặc kéo dài có thể được gây ra bởi viêm phế quản hoặc các vấn đề hô hấp khác.
Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ em
Một số yếu tố được cho là có liên quan đến việc gây bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ bao gồm:
Cơ địa trẻ bị dị ứng
Di truyền từ cha mẹ cũng bị hen suyễn.
Mắc một số loại bệnh nhiễm trùng hô hấp.
Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí khác.
Tiếp xúc với một số tác nhân, hệ thống miễn dịch tăng nhạy cảm khiến phổi và đường thở bị phù nề và tạo ra chất nhầy.
Một số yếu tố có thể gây kích hoạt cơn suyễn cấp bao gồm: nhiễm virus, tiếp xúc với các chất, khói thuốc lá, dị ứng với mạt bụi, da thú cưng, phấn hoa hoặc nấm mốc, hoạt động thể chất, thời tiết chuyển lạnh.
Cách điều trị hen suyễn ở trẻ em
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh hen suyễn mà có cách điều trị khác nhau ở trẻ. Mục tiêu của điều trị hen suyễn là kiểm soát tốt các triệu chứng.
Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi có triệu chứng nhẹ, bác sĩ có thể chưa sử dụng thuốc ngay. Điều này là do tác dụng lâu dài của thuốc hen suyễn tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có những cơn khò khè thường xuyên, bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị thử và đánh giá đáp ứng sau đó.
Một số loại thuốc được áp dụng bao gồm:
Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn như Corticosteroid dạng hít.
Thuốc Corticosterid đường uống, tiêm tĩnh mạch.
Hoặc thuốc điều chỉnh Leukotriene, thuốc hít kết hợp, Theophylin.
Hay thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc cắt cơn, thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn.
Mọi loại thuốc đều cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc trị hen suyễn Kisho
Khi mắc bệnh, thì các giải pháp từ Tây y (bệnh viện) là sự lựa chọn hàng đầu. Nhưng để xử lý triệt để, tránh tái phát Hen suyễn trở lại cần áp dụng kết hợp điều trị hen suyễn bằng Đông Y.
Theo lương y Đào Hiền Đạo, sản phẩm Kisho là sản phẩm nguồn gốc 100% thiên nhiên giúp giảm nhanh Đờm (đàm), Ho, Khó thở; giảm tần suất đợt cấp và biến chứng của bệnh Hen suyễn, Viêm phế quản mạn.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh”của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.