Bệnh hen suyễn cấp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không nhận biết và điều trị sớm. Vì vậy, nắm rõ các triệu chứng hen suyễn cấp là việc làm quan trọng để phòng ngừa hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn sớm nhận biết và kiểm soát căn bệnh này.
Hen suyễn cấp là như thế nào?
Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường thở làm tăng co thắt, phù nề, tăng tiết đờm,… Gây tắc nghẽn và hạn chế luồng không khí lưu thông trong đường thở. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng thở khò khè, tức ngực và ho nhiều về đêm và sáng sớm. Người bệnh hen phế quản có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc.
Nhận biết triệu chứng hen suyễn cấp
Các cơn hen suyễn có đặc điểm là thở khò khè, hụt hơi, đau ngực hoặc ho. Những dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường sau khi gặp các yếu tố kích thích như:
- Làm việc quá sức.
- Tiếp xúc với dị nguyên như thuốc, thức ăn, thay đổi thời tiết.
- Nhiễm virus đường hô hấp.
Những dấu hiệu báo trước cơn hen suyễn cấp là hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi, ngứa họng,… Sau các dấu hiệu này, bệnh hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng thở khò khè nặng, ho dai dẳng, thở gấp. Nếu được phát hiện sớm và điều trị thì các triệu chứng sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ.
Nếu bị trì hoãn các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như đau nặng ngực, vã mồ hôi, lo lắng, khó nói,… Về lâu dài, bệnh nhân sẽ bị thiếu oxy dẫn đến thiếu máu não và ngất xỉu và có thể tử vong.
Nguyên nhân xuất hiện hen suyễn cấp tính
Bệnh hen suyễn do nhiều nguyên nhân gây ra, đáng chú ý nhất là sự kết hợp của các yếu tố cơ địa và môi trường. Một số nguyên nhân gây hen phế quản thường gặp là:
- Dị ứng: Cơn hen cấp tính có thể xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như phấn hoa, bụi nhà, lôn động vật, thực phẩm gây dị ứng hoặc một số loại thuốc.
- Các yếu tố môi trường như khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, hóa chất tẩy rửa, thay đổi độ ẩm,…
- Vận động quá sức: Bệnh hen suyễn có thể khởi phát hoặc nặng hơn sau khi tập thể dục, leo cầu thang,…
- Một số nguyên nhân khác: Nhiễm trùng đường hô hấp do hen suyễn, virus cúm, yếu tố di truyền, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh hô hấp khác,…
Cách xử lý và phòng ngừa cơn hen suyễn cấp tính
Xử lý hen suyễn cấp
Để hạn chế tình trạng khó thở có thể dẫn đến nhập viện, thậm chí tử vong. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố hen khởi phát. Đồng thời, luôn mang theo một thuốc cắt cơn hen bên mình.
Nếu xuất hiện mới xuất hiện dấu hiệu cơn hen. Điều đầu tiên là tránh xa các tác nhân gây hen suyễn như phấn hoa, lông thú nuối, khói thuốc lá, mùi hóa chất,… Và tìm một không gian thoáng để ngồi. Sau đó dùng thuốc cắt cơn. Các loại thuốc bác sĩ thường kê để cắt cơn hen là thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như Ventolin hoặc Berodual.
Nếu hen phế quản nhẹ:
- Dùng thuốc hít 2 lần/giờ.
- Sau 20 phút sau nếu vẫn chưa giảm thì xịt tiếp 2 lần nữa, 20 phút/lần.
- Nếu vẫn chưa đỡ tiếp tục xịt thuốc 2 lần nữa và đến bệnh viện.
Đối với cơn hen nặng (ít vận động vẫn khó thở, không thể nói hết câu, thở gấp) thì xịt thuốc và đưa đến bệnh viện.
Nếu cơn hen đe dọa đến tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không nói được) gọi ngay cấp cứu. Trong lúc chờ xe cấp cứu có thể xịt 2 lần thuốc cắt cơn.
Đối với trẻ nhỏ sử dụng thuốc xịt khó hiệu quả thì cần dùng thêm buồng đệm hỗ trợ.
Biện pháp phòng ngừa
Bên cạnh cách xử lý khi lên cơn hen cấp. Bạn cần biết về một số biện pháp phòng ngừa cơn hen tái phát.
- Cần tránh các tác nhân gây ra cơn hen như khói bụi, ô nhiễm, chất kích ứng, khói thuốc lá,… T
- Tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
- Cải thiện hệ hô hấp thông qua các bài tập hít thở.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh các thức ăn gây kích ứng, dị ứng.
- Một số người sử dụng phương pháp điều trị bổ sung như yoga, châm cứu, bổ sung vitamin,…
- Cần phát hiện sớm cơn hen để điều trị sớm và giảm nguy cơ lên cơn nặng.
- Thăm khám thường xuyên giúp đánh giá mức độ kiểm soát bệnh hen suyễn. Từ đó bác sĩ thay đổi có loại thuốc điều trị hen suyễn phù hợp.
Kết,
Tóm lại, người nhà và bệnh nhân hen suyễn cần có cách xử lý, phòng ngừa và điều trị hen theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần tránh những yếu tố có thể khiến bạn lên cơn hen. Luôn chú ý các dấu hiệu có thể của cơn hen cấp tính và mang theo thuốc cắt cơn hen. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.