Hen suyễn là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam nói chung cũng như thế giới nói riêng. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị để chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát được. Bài viết này sẽ cung cấp một trong những cách trị bệnh hen suyễn tại nhà vừa đơn giản lại hiệu quả.
Các tác nhân gây hen suyễn
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ. Tác nhân gây hen suyễn có thể kể đến như:
- Nhiễm trùng như viêm xoang, cảm lạnh, cúm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông thú cưng, bụi, mạt nhà.
- Các chất kích ứng như nước hoa, dung dịch vệ sinh.
- Ô nhiễm không khí.
- Khói thuốc lá.
- Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Các cảm xúc mạnh như buồn, lo lắng, căng thẳng, cười…
- Thuốc aspirin.
- Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite, được tìm thấy trong thực phẩm như tôm, dưa chua, bia và rượu, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Xem thêm: Bệnh hen suyễn nguyên nhân và cách điều trị
Những cách trị bệnh hen suyễn tại nhà
Trà hay cà phê có caffeine
Caffeine trong trà đen hay trà xanh và cà phê có thể giúp ngăn ngừa hen suyễn tấn công và làm dịu triệu chứng.
Chúng hoạt động tương tự thuốc trị hen nổi tiếng Theophylline. Caffeine trong các loại thức uống trên tác dụng mở rộng đường thở hay ống khí quản. Caffeine có khả năng cải thiện chức năng thở với bệnh nhân hen suyễn lên đến 4 giờ.
Vì vậy, trà đen, trà xanh hay cà phê có khả năng trị hen suyễn cấp nếu bạn không có bình xịt định liều bên cạnh.
Dùng cà phê hay trà ấm sẽ mang lại hiệu quả trị liệu nhanh và an toàn hơn.
Chữa con hen suyễn bằng dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp từ lâu được biết đến như một phương thuốc tự nhiên điều trị rất nhiều trường hợp bệnh. Khi hít dầu, bạn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh về hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản.
Để sử dụng dầu hiệu quả trong việc chữa trị hen suyễn, bạn hãy đổ vài giọt dầu vào máy xông hơi để hương dầu khuếch tán xung quanh. Bạn nên ngồi gần và hít một hơi thật sâu nếu có thể. Nếu không có máy khuếch tán dầu, bạn cũng có thể dùng một chén nước ấm và đổ vài giọt dầu vào, sau đó hít từ từ.
Các tinh dầu khác cũng khá hữu ích như oải hương và húng quế.
Bạn cần nghiên cứu để chọn lựa nhãn hiệu phù hợp, an toàn và chất lượng. Tinh dầu có thể làm hen suyễn tấn công với các triệu chứng do mùi hóa học kích thích. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi chọn tinh dầu nhé.
Chữa con hen suyễn bằng dầu mù tạt
Để chữa trị cơn hen suyễn khẩn cấp, bạn có thể dùng dầu mù tạt tại nhà. Dầu mù tạt là loại dầu béo chứa isothiocyanate được làm từ hạt mù tạt. Chúng khác với tinh dầu mù tạt, là một loại dầu dược phẩm và bạn nên tránh thoa trực tiếp lên da.
Dầu hạt mù tạt giúp giảm triệu chứng khi lên cơn hen và giúp mở rộng đường thở, cải thiện chức năng phổi.
Ngoài ra, bạn có thể massage hỗn hợp dầu mù tạt ấm và muối lên ngực nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng tan biến. Cao mù tạt được làm từ hạt mù tạt cũng có tác dụng tương tự.
Ngồi thẳng lưng
Ngồi thẳng lưng một cách thoải mái giúp mở rộng ống khí quản, để bạn hít được nhiều không khí hơn. Bạn không nên nằm xuống vì nó sẽ gây khó thở hơn. Bạn có thể dùng ghế có lưng tựa để dựa vào khi cơn hen suyễn tấn công.
Từ từ, hít thở sâu
Điều này có thể khó khăn khi bạn lên cơn suyễn, tuy nhiên, chúng mang lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, chúng ngăn ngừa thở gấp, tình trạng khiến bạn khó khăn khi hít thở, dẫn đến thiếu oxy.
Thở sâu còn giúp bạn bình tĩnh, thư giãn cơ. Giữ bình tĩnh sẽ giúp ngăn ngừa các cơn co thắt ở ngực.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu không thể kiểm soát triệu chứng khi lên cơn hen, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Hãy đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng sau đây:
- Khó thở nghiêm trọng và thở khò khè, đặc biệt là vào buổi sáng hay tối muộn
- Cần căng cơ ngực khi thở
- Các triệu chứng không biến mất sau khi dùng các phương pháp chữa trị tại nhà hay dùng bình xịt định liều khẩn cấp
- Mất khả năng nói các cụm dài vì thở dốc.
Xem thêm: Bệnh hen lây qua đường nào?