Theo một số nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ mắc hen phế quản ở Việt Nam trong khoảng từ 8-12%. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là ở lứa tuổi 12-13 tuổi. Đây là một con số khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Bởi hen phế quản là bệnh lý mạn tính của hệ hô hấp, gây ra các biến chứng như ho, khó thở, đau ngực,… Sau đây, KISHO ASMA sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc “Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?”.
Bệnh hen phế quản ở trẻ
Hen phế quản là tình trạng bệnh xảy ra khi ống thở tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng. Lúc này, ống thở sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề và tiết ra nhiều dịch nhầy gây cản trở không khí vào phổi. Trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng như: khó thở, thở khò khè, đau nặng ngực,… Điều này làm cản trở đến việc học tập, vui chơi và giấc ngủ của trẻ.
Bệnh hen phế quản được coi là bệnh lý nguy hiểm ở trẻ vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện. Hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị kích ứng bởi các dị nguyên bên ngoài. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh hen phế quản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản. Do đó, bố mẹ cần dạy con trẻ cách sống chung với bệnh. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát cơn hen tốt hơn.
Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?
Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không? Câu trả lời là CÓ. Để kiểm soát cơn hen, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và có lối sống khoa học. Khi cơn hen khởi phát, trẻ cần được sử dụng thuốc giãn phế quản ngay lập tức. Trong trường hợp thuốc không có tác dụng, trẻ bắt đầu xuất hiện tình trạng: co giật, môi người tím tái, thở gấp,…. Người nhà cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để cấp cứu. Nếu không trẻ sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:
- Phế quản bị nhiễm khuẩn
- Xẹp phổi
- Suy hô hấp
- Giãn nang phế quản
- Tràn khí màng phổi
- Tâm phế mạn tính
- Giãn phế nang đa tiểu thùy
- Ngưng hô hấp, suy hô hấp
- Đột tử
Chính vì những biến chứng nguy hiểm này, bố mẹ cần dạy con trẻ cách sống chung với bệnh. Đề phòng những trường hợp cơn hen khởi phát mà không có bố mẹ ở bên cạnh giúp đỡ, con trẻ vẫn có thể bình tĩnh xử trí được.
Điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ
Để phòng ngừa và điều trị bệnh hen phế quản, bố mẹ cần cho trẻ thăm khám định kỳ đúng lịch của bác sĩ. Nếu trẻ bị bệnh, bố mẹ cần quan sát con kỹ hơn để nhận biết các biểu hiện cũng như sử dụng thuốc kịp thời. Ngoài ra, bố mẹ cần xây dựng cho con trẻ một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tạo điều kiện cho con có thời gian học tập, vui chơi và sinh hoạt điều độ.
Gia đình có trẻ nhỏ bị hen phế quản không nên nuôi các loại thú cưng như: chó, mèo, chim,.. vì lông của chúng sẽ khiến cơn hen khởi phát. Đặc biệt, không nên để trẻ hít phải khói thuốc lá vì có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Bố mẹ cũng cần chú ý vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và chăn màn của con sạch sẽ,….
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y theo đơn của bác sĩ, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng KISHO ASMA để kiểm soát bệnh hen phế quản tốt hơn. Đây là thuốc Đông y được nhiều bố mẹ tin dùng cho con. Với thành phần từ thiên nhiên, KISHO ASMA rất an toàn, lành tính và có hiệu quả tốt trong việc điều trị hen phế quản của trẻ.
Lời kết
Đọc đến đây chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?” rồi phải không nào? Nếu các bậc phụ huynh còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh hen phế quản ở trẻ cũng như liệu trình điều trị hen phế quản của KISHO ASMA hãy qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được giải đáp miễn phí.