Hen suyễn là một bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở trẻ em. Hen suyễn ở trẻ nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy trẻ bị hen suyễn có nguy hiểm không? Các triệu chứng trẻ mắc bệnh hen suyễn ra sao? Mời các phụ huynh đọc bài viết dưới đây để phát hiện kịp thời cho trẻ nhà mình.
Hen suyễn ở trẻ em là gì?
Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn đã và đang có dấu hiệu tăng lên. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Hen suyễn là một trong những chứng bệnh mạn tính khi đường dẫn khi bị viêm dẫn đến tình trạng ảnh hưởng hô hấp. Đây là phản ứng cơ thể miễn dịch với các chất kích ứng. Và những chất ô nhiễm khác trong môi trường gây nên. Thực tế chứng minh thì giữa hen suyễn và dị ứng sẽ có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Trẻ em bị dị ứng thời kỳ này sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn vô cùng cao.
Viêm đường hô hấp trên hoặc ảnh hưởng không khí lạnh cũng sẽ khiến cơn hen bộc phát. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện khi đường dẫn khí tiếp xúc với kích ứng và gây phản ứng khiến chúng sưng lên. Đường khí khi này đã co thắt lại và tạo ra âm thanh như tiếng thở khò khè.
Xem thêm: Cách trị hen suyễn tại nhà cho bé an toàn nhất
Các triệu chứng trẻ bị hen suyễn
Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Ho là một phản ứng của cơ thể giúp đẩy các chất bài tiết. Hoặc các dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa,… ra ngoài. Ho là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau. Nhưng nếu tình trạng ho kéo dài, ho đặc biệt nhiều vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Thở khò khè: Do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp, hiện tượng thở nhanh, thở gấp sẽ nặng hơn khi trẻ vận động như chạy bộ, leo cầu thang,…
Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.
Trẻ bị suyễn có nguy hiểm không?
Trẻ em sẽ là những đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh hen cao gấp đôi so với người lớn. Nhóm trẻ ở độ tuổi 12 đến 13 nằm trong tỉ lệ có nguy cơ mắc bệnh cao hàng đầu. Và đang tiếp tục có xu hướng ngày càng tăng. Nếu không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Xẹp phổi: Đây là một biến chứng thường gặp, xuất hiện ở hơn 1/3 trẻ em nhập viện do hen phế quản. Khi hen được kiểm soát, tình trạng xẹp phổi sẽ được cải thiện.
- Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở bệnh nhân bị hen, sự đàn hồi của các phế nang sẽ giảm dần theo theo thời gian dẫn đến giảm thể tích khí thở ra, khí cặn tăng.
- Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất: Bệnh hen phế quản làm các phế nang bị giãn rộng. Tại các vùng phế nang bị giãn ít có mạch máu nuôi dưỡng, áp lực trong phế nang tăng, Khi phải làm việc nặng hoặc ho mạnh, phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
- Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài gây ra thiếu oxy não.
- Suy hô hấp: thường gặp ở các bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở liên tục, tím tái, đôi lúc ngừng thở và phải được sự hỗ trợ của máy thở. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong.
Xem thêm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em có chữa khỏi được không?