Bé sơ sinh rất dễ bị viêm phế quản vì hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh viêm phế quản trẻ sơ sinh. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thêm những thông tin chi tiết về bệnh này.
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là như thế nào?
Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc đường thở. Bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới và thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Viêm phế quản chưa lên phổi mà chỉ viêm niêm mạc phế quản cấp tính. Một số trường hợp thường gặp ở trẻ:
- Viêm thanh khí phế quản: Là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Khi trẻ mắc bệnh này có dấu hiệu ho dữ dội, thanh quản và khí quản sưng lên dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi.
- Viêm tiểu phế quản: Bệnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, chính bệnh viêm phổi làm cho các đường tiểu phế quản trong phổi bị tắc nghẽn.
- Viêm phế quản cấp: Đây là tình trạng viêm nhiễm phế quản trong phổi, khiến trẻ gặp phải các vấn đề như ho, khó thở, thở nhanh,…
- Viêm phế quản bội nhiễm: Bệnh xảy ra do hậu quả của viêm phế quản. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ gây nhiễm trùng ở những vị trí khác.
Viêm phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh vì hệ hô hấp chưa hoàn thiện
Nguyên nhân viêm phế quản trẻ ở sơ sinh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ là do nhiễm vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn,… Chúng thường có sẵn ở khoang mũi, hầu họng nhưng không ảnh hưởng đến trẻ có sức đề kháng tốt.
Những bé còn bú sữa mẹ nên có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên ở những trẻ có sức miễn dịch thấp, các vi khuẩn này hoạt động mạnh hơn và khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản ở trẻ em. Khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, mùi thuốc lá, hóa chất độc hại,… thì nguy cơ bị giãn phế quản càng cao. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích ứng. Hoặc trường hợp trẻ sinh non, mắc các bệnh như ho gà, sởi, hen suyễn, viêm amidan… cũng dễ bị viêm phế quản.
Dấu hiệu nhận biết
Ban đầu trẻ sẽ có một số triệu chứng như ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi. Trẻ có thể bị nôn trớ, bỏ ăn và thở khò khè. Sau 3 ngày, bệnh có thể chuyển biến thành sốt cao trên 38.5 độ C, kèm theo ho có đờm, thở khò khè, nôn trớ. Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh sẽ diễn biến xấu nếu không được điều trị nhanh chóng và dứt điểm:
- Trẻ bị sốt rất cao lên đến 40 độ C, dùng thuốc hạ sốt cũng không hạ được nhiệt, xuất hiện triệu chứng co giật.
- Ho có đờm từng cơn và sổ mũi. Nước mũi thường rất đặc, có màu xanh hoặc vàng. Kèm theo đó, trẻ có thể bỏ ăn, nôn trớ, tiêu chảy,…
- Trẻ thở gấp, thở khò khè và có hiện tượng co rút dưới xương ức.
- Khi bệnh trở nên nghiêm trọng bạn sẽ thấy trẻ bị tím tái quanh môi, đầu lưỡi hoặc toàn thân.
Viêm phế quản khiến trẻ bị sốt rất cao lên đến 40 độ C
Cách điều trị viêm phế quản trẻ sơ sinh
Để điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo cho con bạn sống trong môi trường sạch sẽ, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất độc hại,…
- Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ thường xuyên.
- Khi đặt trẻ trong phòng điều hòa, ba mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Ba mẹ cũng không nên để trẻ nằm điều hòa quá lâu.
- Cho trẻ nằm quạt và không nên vặn quạt lên quá cao và hướng quạt thẳng vào trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ vào những ngày chuyển mùa để trẻ không bị cảm lạnh.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng, mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn hoặc bổ sung nước cho trẻ bằng sữa công thức.
- Với bé đang ăn dặm ba mẹ nên bổ sung thêm vào bữa ăn các loại rau quả xanh.
- Hạ sốt cho bé bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc chườm ấm để hạ nhiệt.
- Bên cạnh thuốc hạ sốt nên dùng thuốc loãng đờm để đường thở thông thoáng hơn.
Phòng tránh viêm phế quản cho bé bằng cách giữ ấm cơ thể
Kết,
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chẳng hạn như ngừng hô hấp, viêm phổi, mắc các bệnh mãn tính,… ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau. Hy vọng bài viết trên của đã giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh viêm phế quản trẻ sơ sinh. Từ đó biết cách xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Tốt nhất, cha mẹ hãy đưa trẻ sơ sinh đến bệnh viện ngay khi trẻ có dấu hiệu bị viêm phế quản.