Biểu hiện bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu? Là những thắc mắc mà KISHO ASMA nhận được rất nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những câu hỏi này nhé!
Đối tượng dễ bị viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở nước ta và xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên vẫn có những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Những người hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại gây tổn thương phổi nghiêm trọng. Có tới 90% người mắc bệnh viêm phế quản mãn tính là người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khí độc hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích đường hô hấp
- Những người có sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử mắc các bệnh về suy giảm miễn dịch.
- Trẻ em hoặc người cao tuổi dễ mắc bệnh viêm phế quản mỗi khi thời tiết thay đổi.
Biểu hiện bệnh viêm phế quản
Bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:
- Ho dai dẳng kéo dà
- Đường thở có dịch nhầy, đờm đặc
- Cảm giác mệt mỏi
- Khó thở
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao
- Đau tức ngực
- Mất tiếng, khàn tiếng
- Nổi hạch bạch huyết
Bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính sẽ xuất hiện tình trạng ho dai dẳng kéo dài vài tuần và sau đó sẽ hết. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị viêm phế quản mãi tính thì tình trạng bệnh có thể trầm trọng hơn nhiều.
Các biểu hiện bệnh viêm phế quản cũng khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đôi khi, bệnh nhân có thể xuất hiện các biểu hiện bất thường mà không trùng với triệu chứng ở trên. Nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản xảy ra chủ yếu do vi rút tấn công vào hệ hô hấp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
Khói thuốc lá
Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, các chất độc trong khói thuốc có chứa chất làm số lượng lông mao trong phổi giảm gây tổn thương nghiêm trọng đến phổi. Những tổn thương này nếu không được điều trị và để kéo dài dẫn đến bệnh viêm phế quản.
Mỗi trường ô nhiễm
Người lao động làm việc trong môi trường không đảm bảo như khu công nghiệp xử lý chất thải, khí độc,… rất dễ mắc bệnh viêm phế quản. Vì những yếu tố này sẽ gây kích thích lên phổi. Do đó, những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các dị nguyên gây kích thích sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.
Chính vì vậy, những lao động này cần sử dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe, trang bị đồ bảo hộ đạt chuẩn.
Sức đề kháng không tốt
Những người có sức đề kháng yếu như trẻ em hoặc người già có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn. Ngoài ra, những người thường xuyên bị cảm lạnh hoặc mắc bệnh suy giảm miễn dịch cũng dễ bị vi rút, vi khuẩn tấn công. Đều có nguy cơ cao nhiễm bệnh viêm phế quản mãn tính.
Đặc biệt, sức đề kháng không tốt cũng khiến bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần gây cản trở nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng viêm phế quản mạn tính.
Lời kết
Bệnh viêm phế quản là bệnh lý thường gặp và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu để lâu thì bệnh có thể chuyển thành mạn tính với nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc phát hiện các biểu hiện bệnh viêm phế quản và có liệu trình điều trị sớm là điều rất quan trọng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được tư vấn nhiệt tình nhé!