Hen phế quản gây nên nhiều phiền toái và cản trở đến hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời. Vì thế, người bệnh và người thân cần nắm rõ được những thông tin cần thiết về bệnh hen phế quản. Cơn hen phế quản thường xuất hiện ở thời điểm nào? Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh hen hiệu quả nhất là gì? Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu ở bài viết sau nhé!
Tìm hiểu về bệnh hen phế quản. Cơn hen phế quản thường xuất hiện ở thời điểm nào?
Tìm hiểu về bệnh hen phế quản
Hen phế quản hay còn có tên gọi dân gian là hen suyễn, có tên gọi tiếng Anh là Asthma. Đây là bệnh lý mạn tính liên quan đến đường thở của hệ hô hấp trong phổi.
Người mắc bệnh hen phế quản sẽ xuất hiện tình trạng viêm nhiễm hoặc sưng, phù nề các cơ xung quanh đường thở. Các tình trạng này gây thắt chặt đường thở, gây khó khở cho việc di chuyển không khí ra vào phổi. Sau đó sẽ dẫn đến các cơn hen phế quản với các triệu chứng như: ho dai dẳng, khó thở, thở khò khè, tức ngực…
Cơn hen phế quản thường xuất hiện ở thời điểm nào?
Các cơn hen phế quản thường xuất hiện ở thời điểm về đêm, gần sáng. Hoặc khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân kích thích như:
- Các tác nhân gây ô nhiễm từ không khí: khói thuốc lá, khói bụi, nấm mốc, khí gas, hơi đốt…
- Các chất bảo quản thực phẩm có trong đồ ăn, thức uống: đồ sấy khô, rượu vang, bia, thức ăn đóng gói…
- Dị ứng thực phẩm: tôm, cua, thịt gà, trứng, sữa, đậu phộng, khoai tây…
- Một số loại thuốc gây các cơn hen phế quản: aspirin, beta, ibuprofen, naproxen…
- Mắc các bệnh về nhiễm khuẩn hô hấp: viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan…
- Do vận động thể chất mạnh hoặc làm việc quá sức gây mệt mỏi, khó thở
Ngoài ra, các cơn hen phế quản thường xuất hiện khi người bệnh bị căng thẳng, sang chấn tâm lý, rối loạn tình dục hoặc do yếu tố di truyền từ gia đình.
Những biến chứng của bệnh hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa bệnh
Những biến chứng thường gặp của bệnh hen phế quản
Bệnh hen phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí còn dẫn đến nguy hiểm tính mạng của người bệnh. Những biến chứng thường gặp của bệnh phải kể đến như:
- Mất ngủ thường xuyên do các cơn hen hay tái phát về đêm
- Các ống phế quản có nguy cơ bị thu hẹp vĩnh viễn
- Phế quản bị nhiễm khuẩn
- Tràn khí, tràn dịch màng phổi dẫn đến suy hô hấp
- Xẹp phổi
- Cơ thể có thể xuất hiện tác dụng phụ do sử dụng thuốc điều trị hen kéo dài
Biện pháp phòng ngừa các cơn hen phế quản thường xuất hiện hiệu quả nhất
- Tuân thủ kế hoạch điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc tự sử dụng. Vì sẽ gây bùng phát cơn hen hoặc gây nên những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe
- Chủ động tiêm vac-xin cúm, viêm phổi
- Xác định các tác nhân gây bùng phát cơn hen và chủ động tránh tiếp xúc với các tác nhân đó
- Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả tránh những đồ ăn có tính dị ứng cao
- Luyện tập thể dục đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân. Kèm theo chế độ ăn uống và sinh hoạt cá nhân khoa học
- Người bệnh có thể tìm hiểu thêm các biện pháp điều trị hen phế quản bằng bài thuốc Đông y
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Cơn hen phế quản thường xuất hiện ở thời điểm nào. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm hen phế quản, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.