Thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch yếu và tiếp xúc với tác nhân gây bệnh khiến trẻ bị viêm phế quản ho nhiều. Bệnh lý này thường không nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ song cha mẹ cần trang bị tốt kiến thức để chăm sóc, điều trị và xử lý kịp thời khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm. Vậy dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ là gì?
Bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Bệnh lý này xảy ra do tình trạng viêm nhiễm các khí quản và phế quản. Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng có tới 90% trẻ bị mắc viêm phế quản là do virus, vi khuẩn gây ra.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh lý này đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Viêm phế quản có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ bị mắc các bệnh khác như cúm, ho, sởi,… Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ trẻ trước những bệnh lý này.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị mắc viêm phế quản
Bé bị viêm phế quản ho nhiều chỉ là một trong những dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt khi bệnh xuất hiện ở trẻ sơ sinh thì dấu hiệu bệnh rất khó nhận biết và phân biệt. Các mẹ nên để ý từng dấu hiệu nhỏ. Như trẻ bú ít hoặc bỏ bú, chán ăn, đau ngực, nôn ói, khóc nhiều vì khó thở,… Viêm phế quản sẽ gây tăng tiết dịch nhầy kết hợp với viêm làm hẹp đường thở nên trẻ sẽ ho nhiều, thở nhanh, khó thở.
Cần chú ý đến cả những cơn ho kéo dài và sốt xuất hiện đến tuần thứ 2. Không thuyên giảm thì khả năng cao trẻ đã mắc bệnh.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Khi bị viêm phế quản, đa phần trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
● Sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè.
● Sốt nhẹ, thậm chí là bị sốt cao (> 39 độ C).
● Ho khan, ho có đờm, cơn ho xuất hiện nhiều vào ban đêm hoặc buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy.
● Dấu hiệu khác: đau cơ, mệt mỏi, đau ngực, nôn mửa, bú kém,…
Nếu triệu chứng của trẻ tăng nặng thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt:
● Trẻ có dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực, da tím tái, khó thở.
● Sốt cao không hạ mặc dù đã dùng thuốc giảm sốt.
● Trẻ li bì, bỏ bú, khó đánh thức.
Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Để bệnh viêm phế quản ở trẻ em đứt điểm hoàn toàn, các gia đình không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà cần đưa trẻ tới khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định điều trị thích hợp nhất:
– Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ.
– Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn nhiều bữa hơn.
– Giữ ấm cho bé trong những ngày trời lạnh ăn loãng hơn thường ngày. Nên bổ sung lượng nước theo nhu cầu hàng ngày của trẻ. Nước đun sôi để nguội, nước hoa quả hoặc nước cháo… cũng rất tốt cho trẻ trong trường hợp này.
– Nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ.
– Nhỏ mỗi lần 3 – 4 giọt, mỗi ngày 2 – 3 lần (hoặc tham khảo hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì thuốc nhỏ mũi). Sau đó, bạn có thể dùng khăn mềm lau khô (hoặc dùng miệng hút sạch nước mũi trẻ).
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Nếu các bậc phụ huynh còn bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn miễn phí nhé!