Mắc bệnh hen suyễn cũng không phải là quá nặng nhưng cũng không hề nhẹ. Nếu bạn không phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Thì bạn có thể đột tử bất cứ lúc nào. Khi bạn mắc bệnh hen suyễn thì khả năng cao cũng lo sợ là bị hen suyễn có lây không, nếu có thì bạn không được tiếp xúc với người thân và con cái sao.Bạn đang thắc mắc rằng bị hen suyễn có lây không. Vậy thì đọc ngay bài viết dưới đây để biết bị hen suyễn có lây không.
Bệnh hen suyễn là bệnh gì?
Hen hay còn gọi là suyễn thường là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng dị ứng) làm cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Vì là viêm mạn tính nên việc điều trị cũng “mạn tính” nghĩa là cũng cần nhiều thời gian và một điều kém may mắn là cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa trị dứt điểm bệnh hen/suyễn mà chỉ giúp kiểm soát bệnh này mà thôi.
Xem thêm: Các loại thuốc trị bệnh suyễn tốt nhất hiện nay
Bệnh hen suyễn có triệu chứng như thế nào?
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh hen suyễn, nhưng có thể do sự kết hợp của cả yếu tố môi trường và yếu tố cơ địa. Những yếu tố gây khởi phát cơn hen bao gồm:
- Các hạt nhỏ như phấn hoa, bụi xi măng, lông động vật…
- Các nhân tố gây nhiễm khuẩn đường hô hấp như vi khuẩn, virus.
- Hoạt động thể chất (làm tăng mức độ nặng của bệnh nếu tập không đúng cách).
- Không khí lạnh.
- Khói thuốc.
- Một số thuốc như chẹn Beta, aspirin, ibuprofen.
- Stress, lo lắng, xúc động.
- Nắp môn vị dạ dày đóng mở bất thường Trào ngược dạ dày thực quản.
Ai có khả năng bị bệnh hen suyễn?
Khác với các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay lao có thể lây từ người này sang người khác, hen suyễn không phải là bệnh lây nhiễm. Do đó, những người tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn không có nguy cơ mắc bệnh này. Về nguyên nhân, hiện vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân nào gây ra bệnh hen suyễn nhưng nhiều nghiên cứu nhận thấy một vài loại gen trong cơ thể người có khả năng làm cho người đó có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Có 2 nhóm người có nguy cơ bị hen suyễn:
- Liên quan đến yếu tố gia đình (nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có ba và mẹ không bị hen suyễn thì nguy cơ bị bệnh suyễn của đứa trẻ đó rất thấp (khoảng 10%). Nguy cơ đó sẽ tăng lên 25% nếu có một trong 2 người ba hoặc mẹ bị hen suyễn và tăng lên 50% nếu cả ba lẫn mẹ bị hen suyễn).
- Liên quan đến cơ địa dị ứng (những người bị chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác).
Bị hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống con người. Do đó không ít người lo lắng bệnh hen suyễn sẽ lây nhiễm đến những người khác trong gia đình, đặc biệt khi những người thân dùng chung vật dụng gia đình thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh hen suyễn không do virus hoặc vi khuẩn gây ra, do đó đây không phải căn bệnh truyền nhiễm.
Bạn không cần lo lắng bị hen suyễn có lây không. Thay vào đó, hãy yên tâm chăm sóc cũng như dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người bệnh hen suyễn.
Mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó có tính di truyền. Có nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng khả năng mắc hen suyễn bao gồm:
- Có người thân bị hen.
- Tiền sử dị ứng.
- Béo phì.
- Hút thuốc lá.
- Hút thuốc lá thụ động.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất.
Xem thêm: Cách điều trị bệnh suyễn như thế nào?