Hen phế quản bội nhiễm là gì? Cách điều trị hen phế quản bội nhiễm ra sao? Là thắc mắc mà KISHO ASMA nhận được rất nhiều trong những ngày qua. Hen phế quản bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm nhiều vùng trong hệ hô hấp trên nền bệnh lý hen phế quản. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị đúng cách. Chính vì vậy, trong bài viết này, KISHO ASMA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh hen phế quản bội nhiễm cũng như cách điều trị dứt điểm.
Hen phế quản bội nhiễm là gì?
Bệnh hen phế quản bội nhiễm là hiện tượng đường hô hấp bị nhiễm trùng kèm theo bệnh lý hen phế quản. Đây được xem là tình trạng nguy hiểm hơn so với các bệnh hen thông thường. Bởi người bị bệnh hen phế quản, khi cơn hen khởi phát, ống thở sẽ bị viêm nhiễm, sưng tấy, phù nề, dịch nhầy tiết ra nhiều. Kèm theo hiện tượng bội nhiễm sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.
Nếu bệnh nhân bị hen phế quản bội nhiễm không chú ý thì các ổ nhiễm trùng có thể di chuyển xuống phổi và phế nang gây viêm phổi và viêm nhiễm các cơ quan hô hấp khác. Tình trạng này khiến cho bệnh hen phế quản trở nên phức tạp và khó điều trị hơn.
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản bội nhiễm
Nguyên nhân gây hen phế quản là do yếu tố di truyền và các yếu tố từ môi trường (khói, bụi, nấm mốc,…). Bệnh nhân bị hen phế quản có thể chuyển sang bệnh hen phế quản bội nhiễm bởi các yếu tố nguy cơ sau:
- Thay đổi thời tiết đột ngột, giao mùa, độ ẩm không khí cao. Đây là những thời điểm vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh gây ra các đợt cúm, ốm. Bệnh nhân có thể bị viêm đường hô hấp, bị viêm tai mũi họng,…
- Chức năng của phổi bị suy giảm do nhiễm độc, nhiễm vi rút, vi khuẩn dẫn đến đường hô hấp bị nhiễm trùng.
- Môi trường sống ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây lên các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nếu sinh sống và làm việc trong môi trường nhiễm khuẩn lâu ngày có thể tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản bội nhiễm.
- Bệnh nhân bị mắc hen phế quản từ trước nhưng không kiểm soát được khiến hệ hô hấp bị suy yếu. Điều này làm cho các tác nhân gây bệnh hoạt động mạnh hơn và tấn công hệ hô hấp gây viêm nhiễm đường thở.
- Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng vẫn còn yếu và hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Trẻ dễ mắc hen phế quản từ một đợt nhiễm trùng đường thở.
Triệu chứng của hen phế quản bội nhiễm
Bệnh cạnh triệu chứng của hen phế quản, bệnh nhân bị hen phế quản bội nhiễm có thể có các triệu chứng như:
- Ho, khó thở, đau rát họng
- Có đờm mủ hoặc có đờm màu xanh, vàng, đỏ đậm.
- Đau tức ngực, sốt, sốt li bì
Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân có thể có những biểu hiện khác như: hắt hơi, thở khò khè, nặng ngực,… Bệnh nhân có thể bị dịch nhầy ứ đọng ở hệ hô hấp. Gây cản trở quá trình lưu thông dịch tạo lên các ổ nhiễm khuẩn trong phế nang. Đây là một tình trạng nguy hiểm vì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của hen phế quản bội nhiễm
Bệnh hen phế quản bội nhiễm có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ được giảm nhẹ. Còn nếu để lâu ngày, bệnh nhân sẽ bị các biến chứng như:
- Viêm phế quản
- Giãn phế nang
- Tâm phế mạn tính
- Tràn khí màng phổi
- Suy hô hấp
- Đột tử
Cách điều trị hen phế quản bội nhiễm
KISHO ASMA được nhiều bệnh nhân bị hen phế quản bội nhiễm tin dùng. Đây là thuốc Đông y với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên gồm tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ quạt, rất an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả cao.
Bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp KISHO ASMA với thuốc Tây y theo đơn của bác sĩ. Sau 2 tháng sử dụng, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm thiểu đáng kể. Lúc này, bệnh nhân có thể cắt bớt hoặc bỏ hẳn thuốc Tây Y. Sau 5 tháng sử dụng KISHO ASMA, tần suất tái phát cơn hen và các ổ viêm nhiễm sẽ giảm thiểu đáng kể. Bệnh nhân kiên trì sử dụng KISHO ASMA sẽ chấm dứt được bệnh hen phế quản.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết về “Bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì?”. Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến bệnh hen suyễn cũng như liệu trình điều trị bệnh hen của KISHO ASMA thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí nhé.