Bệnh suyễn là bệnh lý mạn tính của phế quản xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Do đó, nguyên nhân gây bệnh suyễn và cách trị hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những hiểu biết chi tiết về bệnh suyễn.
Bệnh suyễn là gì?
Bệnh suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Là bệnh lý hô hấp mạn tính của phổi, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Cơn hen khởi phát khi bệnh nhân gặp phải các yếu tố gây kích ứng từ môi trường. Lúc này lớp niêm mạc của ống phế quản sẽ bị sưng tấy, viêm nhiễm và phù nề khiến cho đường dẫn khí bị thu hẹp. Dẫn đến lượng không khí vào phổi bị giảm, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, đau tức ngực, thở gấp,…
Bệnh suyễn ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và cuộc sống của người bệnh. Do đó người bệnh và người xung quanh thường lo lắng “Bệnh suyễn có lây không?”. Câu trả lời là không. Tuy nhiên, bệnh hen suyễn có yếu tố di truyền. Do đó nếu trong gia đình bạn có người bị hen suyễn thì có thể con, cháu cũng sẽ bị bệnh.
Đối tượng có nguy cơ bị bệnh suyễn
Theo một số nghiên cứu thì bệnh suyễn xảy ra phổ biến ở trẻ em và những người lớn tuổi. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh suyễn như:
- Gia đình có người bị bệnh suyễn.
- Bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh suyễn cao hơn bé gái. Nhưng đến độ tuổi 20 tỷ lệ mắc bệnh là như nhau. Và sau tuổi 40, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người có tiền sử mắc các bệnh về dị ứng, viêm da, viêm mũi dị ứng,..
- Người bị thừa cân, béo phì.
- Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc bị phơi nhiễm với khói thuốc.
- Người làm trong môi trường chứa khói bụi, hóa chất như giáo viên, công nhân,…
Triệu chứng của bệnh suyễn
Mỗi bệnh nhân lại có các triệu chứng bệnh khác nhau. Khi cơn hen khởi phát, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Khó thở, thở nông, thở nhanh, mạnh và thở dốc.
- Ho khan, ho đờm, cảm giác nặng ngực.
- Thở khò khè, thở rít kèm tiếng huýt sáo.
- Ngực đau tức như bị vật nặng đè lên.
- Khó ngủ, ngủ không sâu, thở rít vào ban đêm.
- Trong khi khó thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy rải rác.
Khi bệnh tình có dấu hiệu nặng thì tần suất khởi phát cơn hen sẽ tăng lên. Các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải sẽ trở nên nặng hơn. Bệnh nhân cần phải sử dụng các loại thuốc giãn phế quản để cắt cơn hen suyễn.
Các dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang bị hen phế quản nặng và có thể bị đe dọa đến tính mạng như:
- Thở mạnh, thở dốc, thở rít nặng về hơn và diễn ra nhanh chóng.
- Sau khi sử dụng thuốc giãn bế quản mà triệu chứng không hề thuyên giảm.
- Cơn hen khởi phát đột ngột khi bệnh nhân nghỉ ngơi hay hoạt động nhẹ.
Nguyên nhân gây bệnh suyễn và cách trị hiệu quả
Bệnh nhân khi khởi phát cơn hen nếu không được sơ cấp cứu kịp thời có thể bị ngất thậm chí đe dọa đến tính mạng. Do đó, nguyên nhân gây bệnh suyễn và cách trị ra sao là vấn đề mà nhiều người thắc mắc.
Nguyên nhân gây bệnh suyễn
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh suyễn. Nhiều chuyên gia cho rằng, bệnh hen suyễn xảy ra là do cả yếu tố di truyền và các yếu tố từ môi trường. Khi tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát cơn hen, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại khiến đường hô hấp bị cơ thắt, tăng tiết dịch nhầy.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền.
- các tác nhân ô nhiễm không khí như: khói, bụi, nấm, mốc,…
- Thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh.
- Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Thay đổi cảm xúc đột ngột, căng thẳng stress kéo dài.
- Tập luyện thể dục thể thao quá mức.
- Mang vác đồ quá nặng, leo cầu thang,…
- Sử dụng một số loại thuốc như: chẹn beta, aspirin, ibuprofen, naproxen,…
- Ăn phải một số loại thức ăn gây dị ứng như: tôm, cua, cá, đậu phộng,…
- Mắc các bệnh về dạ dày: trào ngược dạ dày, đau dạ dày,…
Cách điều trị suyễn hiệu quả
Đề điều trị bệnh suyễn, bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp cùng thói quen sinh hoạt khoa học. Một số loại thuốc được khuyên dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn như:
- Thuốc chủ vận beta, thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn hạn
- Ống hít kết hợp được thiết kế gồm Corticosteroid dạng hít và thuốc chủ vận beta
- Corticosteroid dạng hít
- Corticosteroid uống và tiêm tĩnh mạch
- Thuốc kháng Leukotriene
- Thuốc xịt hen suyễn seretide®
- Thuốc kháng histamin
- Corticosteroid dạng uống
- Thuốc Theophylline
Những loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị các cơn hen, đặc biệt là cơn hen cấp tính. Tuy nhiên, các loại thuốc này thường gây ra các tác dụng phụ cho người sử dụng. Do đó, bệnh nhân phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh cạnh sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Đông Y như KISHO ASMA. Đây là loại thuốc giúp điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn.Với 3 thành phần chính là tử tô tử, bột bồng bồng, bột rẻ quạt rất giúp hỗ trợ và điều trị các triệu chứng của bệnh hen.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nguyên nhân bệnh suyễn và cách trị hiệu quả thì hãy liên hệ đến 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được giải đáp nhanh nhất nhé.