Bệnh hen suyễn thường gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm. Để chuẩn đoán bệnh hen suyễn cho trẻ em không dễ dàng chút nào. Bệnh thường được chuẩn đoán sai lầm với các bệnh hô hấp nói chung. Vậy để nhận biết bệnh ở trẻ ra sao? Hãy cùng Kisho Asma tìm hiểu về biểu hiện của hen phế quản trong bài viết này
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản (suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp, trong đó đường thở bị phù nề, viêm và tắc nghẽn bởi chất nhầy và dịch. Tình trạng này khiến trẻ khó thở. Hen có thể kiểm soát được bằng thuốc nếu tuân thủ điều trị. Khi hen được kiểm soát, trẻ có thể sinh hoạt như những trẻ bình thường khác.
Chuẩn đoán chính xác hen suyễn
Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định hen phế quản. Trẻ có thể được sử dụng thuốc làm giãn phế quản trong khi thực hiện nghiệm pháp. Thỉnh thoảng, ở trẻ nhỏ, chẩn đoán hen có thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng, quá trình thăm khám và đáp ứng với điều trị.
Trong quá trình khám bệnh, bác sỹ có thể nghe thấy tiếng thở rít từ phổi như ran rít hoặc ngáy. Để đánh giá chức năng hô hấp, có thể kiểm tra xem có hiện tượng co thắt đường thở hay không. Sau đó xem có phản ứng với thuốc hoặc có sự bất thường về viêm đường thở hay không.
Biểu hiện của hen phế quản
Những triệu chứng thường gặp của hen bao gồm:
Khò khè
Đau, nặng ngực
Khó thở
Ho, đặc biệt về đêm hoặc sáng sớm
Ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Yếu tố khởi phát hen suyễn
Yếu tố khởi phát là những nguyên nhân làm tăng co thắt phế quản, làm trẻ xuất hiện cơn hen cấp, các yếu tố này bao gồm:
Phấn hoa
Bụi, nấm mốc
Mạt nhà
Lông vật nuôi
Con gián
Dị ứng thức ăn hay thuốc
Thời tiết
Nhiễm trùng hô hấp
Vận động thể lực
Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ đi khám?
Trẻ nên được cho đi khám nếu có bất kỳ các triệu chứng sau:
Khó thở, ho hay khò khè làm trẻ phải thức giấc về đêm hay ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của trẻ
Triệu chứng xuất hiện ban ngày trên 2 ngày/tuần
Khó thở không thể hết khi tự sử dụng dụng cụ hít giãn phế quản tại nhà.
Triệu chứng nặng khiến trẻ phải nghỉ học
Triệu chứng nặng khiến trẻ có khả năng phải nhập viện cấp cứu
Có biểu hiện tác dụng phụ của các thuốc phòng ngừa
Làm cách nào để tránh các yếu tố khởi phát cơn cho trẻ?
Tránh ô nhiễm không khí
Không hút thuốc trong nhà
Giữ mức độ ẩm không khí thấp
Phòng tránh nấm mốc
Không nên sử dụng nến có mùi thơm hay hóa chất có mùi nồng
Không lưu trữ hóa chất độc hại trong nhà
Vệ sinh nhà cửa, mền chiếu thường xuyên
Thông khí sạch
Sử dụng quạt hút trong phòng tắm
Mở cửa sổ khi sơn hay sử dụng hóa chất trong nhà
Đảm bảo hệ thống thông khí không bị bít
Các thiết bị thông khí phải được kiểm tra ít nhất 1 năm/lần
Điều trị hen suyễn cho trẻ như thế nào?
Điều trị hen bao gồm:
Tránh các yếu tố khởi phát
Sử dụng các thuốc dạng hít
Một vài thuốc (hầu hết ở dạng hít) trẻ cần được sử dụng liền ngay khi trẻ biểu hiện lên cơn hen. Một vài loại khác có thể được dùng hằng ngày để tránh cho trẻ lên cơn nhiều lần và triệu chứng hô hấp xấu đi
Trẻ nên được bác sĩ lên kế hoạch theo dõi và quản lý hen chặt chẽ
Làm thế nào để đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho trẻ bị hen?
Sử dụng thuốc hằng ngày đúng giờ là một yếu tố rất quan trọng
Ghi nhớ rõ ràng thuốc nào sử dụng hằng ngày và thuốc nào sử dụng khi trẻ lên cơn hen.
Lập bảng kế hoạch quản lý cơn hen cho trẻ ở nhà và ở trường
Không nên vận động quá mức, nên nghỉ ngơi giữa các hoạt động
Biết và tránh các yếu tố khởi phát cơn của bản thân
Trẻ bị hen nên luôn có người chơi cùng
Lời kết
Trên đây là những cách trị hen suyễn cho trẻ tại nhà bạn nên tham khảo. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến liệu trình điều trị hen suyễn của KISHO ASMA hãy liên hệ đến hotline 0983 96 95 96 hoặc Fanpage Kisho Asma để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé