Suy tim khó thở về đêm là một dấu hiệu nguy hiểm cần lưu tâm để có cách xử lý hiệu quả. Vậy tình trạng này gây nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe của người bệnh?
Khó thở là một triệu chứng cũng khá thường gặp đối với những người bị bệnh suy tim và các vấn đề về tim. Suy tim càng nặng thì tình trạng khó thở càng nhiều. Theo nhận định của các chuyên gia về tim mạch, suy tim là đường cuối cùng của hầu hết của các bệnh nhân. Vậy làm cách nào để phân biệt được khó thở do suy tim và do những bệnh lý hô hấp khác. Cùng tìm hiểu ngay trong phần dưới đây.
Suy tim khó thở về đêm
Nguyên nhân của hiện tượng suy tim khó thở về đêm?
Nguyên nhân chính khiến người bệnh suy tim bị khó thở là do ứ dịch tại tim và phổi. Vì thế mà tim không thể bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể một cách hiệu quả. Khi đó máu sẽ bị tích tụ ở tĩnh mạch ngoại biên từ phổi về tim. Khi máu đầy trong những tĩnh mạch này sẽ xảy ra hiện tượng tăng áp suất trong lòng mạch. Tiếp đến máu sẽ thấm ngược vào phổi gây phù phổi và khiến nó không thể hoạt động bình thường. Đây là lý do tại sao lại xảy ra tình trạng khó thở do suy tim.
Ngoài ra, nhiều người bệnh suy tim thường cảm thấy khó thở hơn khi đang ở tư thế nằm, đặc biệt là nằm ngửa. Một triệu chứng nữa cũng thường xảy ra đó là suy tim khó thở về đêm. Nguyên nhân của chúng là do chất lỏng dễ tràn vào phổi hơn khi chúng ta nằm. Hơn nữa lúc này phổi bị ép nên cũng khiến người bệnh suy tim bị khó thở. Trường hợp phổi bị ép phổ biến là do gan to – một biến chứng của bệnh suy tim phải lâu ngày.
Phân biệt khó thở do suy tim và do bệnh đường hô hấp
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa khó thở trong suy tim với hiện tượng khó thở do bệnh lý đường hô hấp. Nếu không được chẩn đoán chính xác, điều này có thể khiến thời gian vàng để trị bệnh trôi qua vô ích. Vì thế, việc phân biệt sự khó thở do 2 nguyên nhân khác này rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh suy tim.
Theo các chuyên gia hàng đầu trong ngành y tế, có một số cách phân biệt khó thở do suy tim và do bệnh lý đường hô hấp như sau:
Khó thở do suy tim
Thường xảy ra khi người bệnh hoạt động quá sức, khó thở khi nằm ngửa, khó thở về đêm. Người bệnh gặp khó khăn trong cả quá trình hít vào cũng như thở ra. Hiện tượng khó thở còn kèm theo những triệu chứng khác như mệt mỏi, đau ngực, ho khan, phù chân…
Khó thở do bệnh hô hấp
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp, người bệnh thường bị khó thở kèm theo thở rít, ho có đờm, khản tiếng, sốt, đau họng,… Hầu hết những bệnh nhân dạng này thường gặp khó khăn trong việc thở ra là chính.
Suy tim mạn là một nguyên nhân phức tạp gây khó thở. Ngay cả khi quá trình điều trị bệnh đã kết thúc một cách tương đối đầy đủ. Trong những trường hợp này, bác sĩ cần đánh giá lại hiệu quả điều trị và tìm ra những nguyên nhân khác gây khó thở cho bệnh nhân. Đó có thể là do chứng thiếu máu cục bộ hoặc nhồi máu phổi. Khó thở là một trong các triệu chứng của bệnh nhân suy tim mạn.
Biện pháp khắc phục tình trạng khó thở về đêm ở người suy tim
Biến chứng nặng nhất của suy tim trái đó là bị phù phổi cấp. Cơn phù phổi xuất hiện làm bạn bị khó thở, dịch và bọt khí cùng trào ra sẽ làm bạn bị suy hô hấp cấp. Tình trạng này gọi là chết đuối trên cạn, rất nguy hiểm.
Để điều trị tốt nhất tình trạng khó thở trong suy tim, bạn nên thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt khoa học. Cụ thể:
– Cần giảm muối (giảm mặn, không mì chính…) vì ăn nhiều muối sẽ gây giữ nước và phù. Nên tránh mì chính, bột và các đồ chế biến sẵn. Nên lựa chọn các thức ăn có ít muối (lượng muối trung bình khoảng 2 gam/ ngày).
– Hạn chế lượng nước (uống và ăn vào cơ thể) nhất là khi bệnh nặng
– Chú ý đến chế độ ăn giảm cân nếu bị béo phì
– Không uống rượu đặc biệt đối với bệnh nhân suy tim do rượu
– Không hút thuốc lá.
Lời kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Suy tim khó thở về đêm” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.