Chữa hen phế quản có 2 hướng là Tây Y và Đông Y. Vì vậy mà thuốc chữa bệnh hen phế quản cũng khác nhau. Trong bài viết này sẽ khái quát về những loại thuốc và bài thuốc được sử dụng để điều trị hen suyễn trong cả Tây Y và Đông Y.
HIểu hơn về hen phế quản
Hen phế quản có tên gọi khác quen thuộc hơn là hen suyễn. Đây không phải là một bệnh mới, thậm chí đã quá quen thuộc. Hen phế quản là bệnh mãn tính về hô hấp. Nó không lây nhiễm nên đôi khi mọi người còn rất chủ quan về độ nguy hiểm của nó. Bệnh ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, nếu kiểm soát bệnh tốt thì cơ hội sinh hoạt như người khỏe mình vẫn rất lớn.
Hiện nay, hen suyễn có hai hướng điều trị phổ biến nhất là theo Tây Y và Đông Y. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm vượt trội khác nhau. Tùy theo điều kiện và tình trạng bệnh mà bạn có thể chọn lựa cho mình hướng điều trị phù hợp.
Thuốc chữa bệnh hen phế quản theo Tây Y
Theo Tây Y, trước khi cho thuốc bạn sẽ được khai thác tiền sử bệnh. Tiếp đó làm các xét nghiệm chuyên sâu để có kết quả chính xác nhất. Chúng thường là: Nghe phổi, xét nghiệm máu, chụp Xquang tim phổi, đo điện tim, đo chức năng hô hấp, đo nitric oxide trong khí thở ra,… Sau đó, bác sĩ sẽ lên một phác đồ điều trị cụ thể cho bạn bao gồm thuốc, những bài tập thở, tập luyện thể chất và nhiều lưu ý khi điều trị.
Các loại thuốc chữa bệnh hen phế quản thường được dùng bao gồm thuốc kiểm soát hen dài hạn và thuốc cắt cơn nhanh.
Thuốc kiểm soát hen suyễn dài hạn:
- Thuốc corticosteroid dạng hít: Đây là một trong những loại thuốc được dùng phổ biến nhất vì chúng có rất ít tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Cũng vì lẽ đó mà chúng sẽ phát huy công dụng trong ít nhất nhiều ngày hoặc nhiều tuần
- Thuốc kháng Leukotriene: Loại thuốc này cũng ít tác dụng phụ. Nó giúp giảm viêm và có khả năng kiểm soát hen lên đến 24 tiếng.
- Các chất chủ vận beta tác dụng dài: Đây là các loại thuốc dưới dạng hít. Chúng có tác dụng mở rộng đường thở. Giúp bệnh nhân hô hấp thông thuận hơn
- Thuốc hít kết hợp: Loại thuốc này cần được sử dụng cẩn trọng vì nó có thể làm tăng nguy cơ lên cơn hen nặng cho bệnh nhân
Thuốc cắt cơn suyễn cấp tính:
- Các chất chủ vận beta tác dụng ngắn: Thuốc làm giãn phế quản cấp tốc trong vòng vài phút để làm giảm ngay các triệu chứng khi bệnh nhân lên cơn hen
- Corticosteroid đường uống và tiêm tĩnh mạch: Thuốc làm giảm viêm đường thở và chỉ dùng cho các bệnh nhân có cơn hen suyễn nặng. Chúng cũng không được sử dụng lâu dài vì gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
Thuốc chữa bệnh hen phế quản theo Đông Y
Theo Đông Y, hen suyễn đến từ việc các tạng Phế, tạng Thận và tạng Tỳ đang gặp vấn đề. Có thể hiểu đơn giản, các tạng này không hoạt động trơn tru nên sinh ra việc khí trong cơ thể không thể di chuyển thông thuận. Từ đó sinh ra tắc nghẽn và gây hen suyễn.
Theo lâm sàng, bệnh được chia thành hen và suyễn. Hen bao gồm hen hàn và hen nhiệt. Suyễn bao gồm suyễn hư và suyễn thực.
Chứng hen:
- Hen hàn: Do cảm lạnh hoặc dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường, dị ứng với thức ăn,… Có thể dùng bài thuốc “Tô tử giáng khí thang”. Gồm tô tử 12g dã dập, bán hạ chế 20g bỏ vỏ, đương quy, hậu phác 16g cạo vỏ, tiền hồ 16g, nhục quế 08g, trần bì 08g, cam thảo 08g. Các vị thuốc này sắc với 1600 ml nước còn 250ml chia đều 5 lần. Bệnh nhân uống khi còn ấm, 4 lần vào ban ngày và 1 lần vào ban đêm. Bên cạnh đó, có thể châm cứu, châm tả 5 huyệt: Phế du, định suyễn, phong long, túc tam lý, thiên đột.
- Hen nhiệt: Do cơ thể bị nóng trong gây tắc nghẽn khí. Dùng bài thuốc “Bạch quả định suyễn thang”. Gồm bạch quả nhân 08g, hoàng cầm 16g, hạnh nhân 12g, tang bạch bì 20g, tô tử 12g, cam thảo 08g, ma hoàng 12g, bán hạ 16g, khoản đông hoa 08g. Các vị thuốc trên cho sắc với 1700ml nước, còn 250ml. Bệnh nhân chia đều 5 lần và uống khi còn ấm. Uống 3 lần ban ngày và 2 lần buổi tối. Kết hợp châm cứu các huyệt: Định suyễn, khúc trì, túc tam lý, phong long, thiên đột.
Chứng suyễn:
- Suyễn thực: Do phong hàn ứ trong phế gây nghịch khí. Sử dụng bài thuốc chữa bệnh hen phế quản “Tam ao thang”. Gồm ma hoàng 24g bỏ mắt, hạnh nhân 24g bỏ vỏ, cam thảo 24g sắc với 900ml nước, còn 120ml lọc bỏ bã. Người bệnh uống lúc còn ấm chia đều 2 lần. Bài thuốc này có 2 cách dùng. Nếu uống lần 1 mà cơn suyễn giảm trong 30 phút thì phần còn lại chia thành 2 phần uống các buổi khác. Nếu lần 1 uống mà sau 2 tiếng vẫn chưa cắt được cơn suyễn thì uống luôn phần còn lại. Kết hợp châm cứu, châm tả 4 huyệt định suyễn, thiên đột, phong long, túc tam lý.
- Suyễn hư: Thường xuất hiện cơn suyễn ngắn và yếu. Khi khám nếu phát hiện thiên về phế hư dùng bài thuốc “Sinh mạch tán”. Kết hợp châm bổ, ôn châm các huyệt chiên trung, túc tam lý, tam âm giao, phế du. Nếu thiên về thận hư thì dùng bài thuốc Kim quỹ thận khí gia giảm. Cùng với châm bổ các huyệt phế du, thận du, ôn châm huyệt mệnh môn, phục lưu.
Dù theo phương pháp nào, bạn cần đến những địa chỉ uy tín để khám bệnh. Xác định đúng tình trạng bệnh của bản thân rồi mới dùng thuốc là cách an toàn để trị bệnh hiệu quả và không có tác dụng phụ. Nếu thiên về Đông Y và không am hiểu về sắc thuốc, bạn có thể tìm hiểu về loại thuốc chữa hen suyễn an toàn, lành tính và cực kỳ tiện lợi ngay tại đây.