Có bao nhiêu loại thuốc trị hen suyễn, tác dụng của từng loại và cách dùng ra sao? Hãy tham khảo bài viết về loại thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay nhé.
Bệnh hen suyễn là gì?
Người mắc bệnh hen suyễn cần điều trị bằng thuốc trị hen suyễn có corticoid dạng hít
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản, là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị sưng phù do viêm nhiễm, tiết dịch nhầy, co thắt khi tiếp xúc với các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, gây khó thở. Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như nặng ngực, căng tức ngực như đang bị bó chặt, ho, khó thở, thở khò khè…
Hiện nay chưa có loại thuốc trị hen suyễn nào có thể điều trị dứt điểm bệnh mà chỉ giúp kiểm soát bệnh. Nếu không được bác sĩ theo dõi và kiểm tra thường xuyên, bệnh có thể tái phát.
Triệu chứng của hen suyễn
Các triệu chứng hen suyễn điển hình gồm:
Khó thở từng cơn chậm, thường xảy ra ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi.
Sổ mũi, hắt hơi, thở ra, tức ngực, ho khan.
Lên cơn nặng hơn phải há miệng thở.
Cơn hen có thể kịch phát hoặc liên tục. Gần hết cơn hen, khó thở giảm dần, ho khạc đờm trong, dính quánh.
Các triệu chứng không điển hình
Ho dai dẳng, nhiều về đêm.
Khó thở.
Tức ngực hoặc nặng ngực.
Thở ra khò khè, đặc biệt là ở trẻ.
Khó thở gây khó ngủ.
Ho hoặc thở khò khè.
Bị cảm lạnh hoặc cảm cúm sẽ làm cơn ho hoặc thở khò khè nặng hơn.
Phương pháp điều trị hen suyễn hiệu quả
Mục tiêu trong điều trị hen suyễn là ngăn ngừa đợt cấp và kiểm soát triệu chứng:
Người lớn, trẻ lớn mắc bệnh hen suyễn cần điều trị bằng thuốc kiểm soát hen có corticoid dạng phun hít, thường kết hợp thuốc kích thích beta giao cảm kéo dài để làm giảm các đợt hen cấp nặng.
Để phòng ngừa trường hợp lên cơn hen suyễn bất ngờ, không kịp xử trí, người mắc bệnh hen suyễn nên chuẩn bị sẵn thuốc cắt cơn hen.
Ngoài ra còn có các loại thuốc trị hen được bào chế từ các loại thảo dược lành tính.
Thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay
Thường bao gồm kết hợp
Thuốc cắt cơn với thuốc dự phòng cơn hen
Trong đó, thuốc cắt cơn hen thường dùng là hộp xịt salbutamol (Ventolin; Asthalin) hoặc terbutaline. Thuốc chỉ có tác dụng cắt cơn, mà không có tác dụng dự phòng cơn hen
Thuốc dự phòng cơn hen: hiện thường dùng là dạng kết hợp giữa một thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài với một thuốc giãn phế quản dạng hít. Hai chế phẩm hiện có mặt trên thị trường hiện nay bao gồm: Symbicort và Seretide
Bạn sẽ cần làm gì để dự phòng hen phế quản?
– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa…. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không nuôi chó, mèo, các con thú khác trong nhà.
– Bệnh nhân dị ứng với loại thực phẩm nào thì cần tránh ăn uống loại thực phẩm đó.
– Phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp.
– Tránh lo âu, căng thẳng quá mức.
– Khi đã được chẩn đoán mắc hen phế quản, người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng một số loại thuốc như aspirin và các thuốc chống viêm nonsteroid vì dễ gây nên cơn hen phế quản cấp.
– Chủ động tiêm phòng cúm hàng năm, tiêm phòng phế cầu, vắc xin phòng COVID-19; Đi khám chuyên khoa hô hấp để được tư vấn mức độ nặng – nhẹ của bệnh và có phác đồ điều trị dự phòng phù hợp.
Kết
Vậy là KISHO ASMA vừa giải đáp câu hỏi “Thuốc trị hen suyễn tốt nhất hiện nay” của bạn. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.