Viêm phế quản lá bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra những triệu chứng viêm hô hấp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, bệnh có thể tiến triển thành viêm phổi hoặc suy hô hấp. Vậy tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản có lây không? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào là hiệu quả? Cùng Kisho Asma theo dõi bài viết sau để giải đáp những thắc mắc này nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản và tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản có lây không?
Tìm hiểu viêm phế quản là bệnh gì?
Bệnh viêm phế quản xuất hiện khi các tiểu phế quản bị viêm nhiễm và kích ứng. Các tình trạng này gây ra hiện tượng tiết đờm nhầy trong phế quản. Có 2 thể viêm phế quản gồm:
- Viêm phế quản cấp tính là bệnh có tính chất phổ biến hơn. Bệnh xuất hiện thường do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Các đợt viêm phế quản cấp tính có thể kéo dài để lại triệu chứng trong vòng 2 – 3 tuần. Một số trường hợp viêm phế quản cấp cũng có thể dẫn đến viêm phế quản mạn tính hoặc các bệnh về hô hấp khác.
- Viêm phế quản mạn tính là tình trạng ho có đờm nhầy kéo dài liên tục. Tình trạng ho và viêm này thường là do nhiễm trùng hoặc nhiễm bệnh về đường hô hấp, tiếp xúc với môi trường không khí bị ô nhiễm. Bệnh viêm phế quản mạn tính có thể khiến phổi bị tắc nghẽn. Do đó bệnh được xếp vào nhóm bệnh về tắc nghẽn phổi mạn tính.
Tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản có lây không?
Bệnh viêm phế quản cấp tính có lây không?
Viêm phế quản cấp tính thông thường là do nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Do đó bệnh hoàn toàn mang tính chất lây lan. Bệnh thường diến biễn từ cảm lạnh hay cảm cúm. Các virus gây bệnh này rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Bệnh viêm phế quản cấp tính lây theo các đường sau:
- Lây từ người này qua người khác trong quá trình tiếp xúc, nói chuyện
- Lây gián tiếp từ đồ vật của người nhiễm bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản mạn tính có lây không?
Tuy nhiên người bệnh mắc viêm phế quản ở thể mạn tính thì không có tính lây lan. Ở trường hợp này, bệnh không phải do virus truyền nhiễm hay vi khuẩn gây ra mà do yếu tố đường thở bị kích thích trong thời gian dài.
Quá trình diễn biến của bệnh viêm phế quản và cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản đúng cách
Quá trình diễn biến của bệnh viêm phế quản
- Giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 1 – 3 ngày khi người bệnh bị nhiễm virus, vi khuẩn từ người bệnh viêm phế quản khác. Thông thường ở giai đoạn này sẽ không có triệu chứng bệnh viêm phế quản điển hình nào xuất hiện.
- Giai đoạn viêm hô hấp trên xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau nhức toàn thân…
- Giai đoạn viêm phế quản cấp người bệnh sẽ xuất hiện các cơn ho khan hoặc ho có đờm nhầy kèm theo các cơn tức ngực.
- Giai đoạn phục hồi
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản đúng cách
- Chú ý đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với người bị bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc chất khử trùng khi đi ra ngoài về, khi tiếp xúc với bụi bẩn…
- Tiêm phòng vắc xin cúm, viêm phổi hằng năm.
- Cai nghiện thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Chủ động tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích đường thở từ môi trường.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh và rèn luyện thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Tiếp xúc với người bệnh viêm phế quản có lây. Nếu bạn quan tâm đến liệu trình điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản, hãy liên hệ với Kisho Asma qua hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được hỗ trợ miễn phí.