Hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Bệnh có thể dẫn đến đột tử nếu không được can thiệp kịp thời khi lên cơn hen. Cần chủ động phòng ngừa và phát hiện bệnh hen suyễn sớm để điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết triệu chứng của bệnh hen suyễn và cách điều trị. Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm, sưng tấy, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các tác nhân gây kích thích. Cản trở không khí ra vào phổi dẫn đến tình trạng bệnh nhân thiếu oxy, khó thở. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: ho, tức ngực, mệt mỏi, thở khò khè, khó thở.
Bệnh hen suyễn hiện nay chưa có thuốc đặc trị mà chỉ giúp kiểm triệu chứng. Điều này có nghĩa là bệnh có thể quay trở lại nếu không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên.
Triệu chứng của bệnh hen suyễn và cách điều trị
Triệu chứng
Ho khan
Ho dai dẳng, ho không có đờm xảy ra vào ban đêm đôi khi trở thành triệu chứng duy nhất của bệnh hen suyễn. Đây được gọi là ho hen phế quản (ACV) và có thể chiếm tới 1/3 tổng số ca ho mãn tính. Nguyên nhân là do mạt bụi, lông thú cưng hoặc không khí lạnh. Loại hen suyễn này có thể được điều trị bằng thuốc giãn phế quản và thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn.
Khó ngủ
Nếu bạn thường thức dậy vào nửa đêm ho và khó thở thì có thể bạn bị hen suyễn. Tình trạng dai dẳng này khiến cơ thể dần suy yếu và hoạt động kém hiệu quả. Để điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp bạn ngủ ngon hơn.
Thở gấp
Nếu bạn thấy mình thở liên tục, thở gấp cả trong trạng thái nghỉ ngơi thì bạn cần phải đến bệnh viện khám. Theo các chuyên gia, trẻ em nhìn chung có xu hướng thở nhanh hơn người lớn. Nhưng nếu trẻ thở nhanh hơn bình thường hoặc không thể thở bình thường thì không thể loại trừ khả năng trẻ bị hen suyễn.
Co rút lồng ngực
Trường hợp này thường gặp ở trẻ em hơn người lớn. Sự co rút thường xảy ra khi da và cơ quanh cổ thắt chặt hoặc siết chặt khi thở. Đây chắc chắn là một dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Hen suyễn sau khi vận động mạnh
Theo thống kê, khoảng 10-20% tổng số người mắc bệnh hen suyễn sau khi tập thể dục 5-20 phút. Có các triệu chứng như thở khò khè và đau ngực, khó thở. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh hen suyễn do tập thể dục. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc uống trước khi bắt đầu tập thể dục.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược axit dạ dày có thể là nguyên nhân thầm lặng của các triệu chứng hen suyễn. Ngoài ra, tình trạng này còn gây kích ứng đường thở và làm xuất hiện các cơn hen cấp tính.
Bệnh hen suyễn nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Như suy hô hấp, áp xe phổi, tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng huyết, nguy cơn tử vong,…
Điều trị
Điều trị hen ngoài việc hạn chế tiếp xúc với dị nguyên phải giải quyết hai vấn đề:
- Điều trị cắt cơn hen cấp
- Điều trị dự phòng làm giảm tình trạng viêm đường thở. Khi tình trạng viêm đường thở được kiểm soát thì ngay khi có các yếu tố kích thích cũng không gây hen.
Sự phát triển và tiến triển lâu dài của bệnh hen suyễn chủ yếu là do di truyền và môi trường. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cần quan tâm đến các yếu tố sau:
- Tránh tiếp xúc với môi trường có khói thuốc, phấn hoa, khói bụi, động vật, hóa chất,…
- Bổ sung vitamin D qua thực phẩm, ánh nắng mặt trời hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Không nuôi động vật (chó, mèo…), hãy diệt gián thường xuyên.
- Tránh dùng các loại mùi hương nồng như nước hoa, xịt phòng, xịt muỗi, xịt bọ.
- Chỗ ngủ phải sạch sẽ, ngăn nắp. Giặt khăn trải giường và chăn thường xuyên bằng nước nóng và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Cần hạn chế ăn các thức ăn dễ gây dị ứng làm khởi phát cơn hen như: sò, tôm, tép, ốc,…
- Ngoài ra, mọi cá nhân nói chung cần có lối sống khoa học để phòng ngừa bệnh hen suyễn.
Kết,
Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh hen suyễn. Nên đến bệnh viện kiểm tra để được chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ yêu cầu đo chức năng phổi bằng phế dung kế hoặc máy đo lưu lượng đỉnh. Và tuỳ theo triệu chứng và mức độ bệnh bác sĩ cho kê đơn thuốc phù hợp. Để được giải đáp kỹ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.