Hen phế quản là một bệnh lý về đường hô hấp khi đường dẫn khí bị viêm nhiễm. Nếu tiếp xúc với các tác nhân kích thích, phế quản thường nhạy cảm hơn và phản ứng dữ dội biểu hiện ra ngoài được gọi là triệu chứng lâm sàng của hen phế quản. Tuỳ nguyên nhân kích thích nặng nhẹ và cơ địa mỗi người mà cơn hen phế quản nặng hoặc nhẹ.
Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản
Khi nói đến bệnh hen phế quản là đang nói đến những triệu chứng xảy ra khi lên cơn hen cấp tính. Dưới đây là 4 triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen suyễn trong cơn hen cấp:
- Thở khò khè: Khi thở ra thường nghe thấy tiếng rít cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh hen phế quản. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và kết quả khám và xét nghiệm bác sĩ sẽ đưa ra kết luận.
- Ho có thể kéo dài và thường xuyên. Ho cũng là một dấu hiệu của bệnh hen suyễn và thường ho nhiều hơn về đêm. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phế quản, viêm họng hoặc thậm chí được chẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: Người bệnh có thể cảm thấy tức ngực, khó thở, thở nhanh, cảm giác có vật gì đó đè lên ngực, đặc biệt là khi thở ra.
Triệu chứng lâm sàng của hen phế quản là ho, khó thở, nặng ngực,…
Cách kiểm tra có phải bị hen phế quản hay không?
Nếu có đầy đủ 4 triệu chứng điển hình trên thì có phải chắc chắn đã mắc bệnh hen suyễn không? Thì câu trả lời là không, các triệu chứng của bệnh hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Nếu có nhiều hơn một triệu chứng trên đồng thời các triệu chứng này xuất hiện trong các trường hợp sau thì bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.
- Có nhiều hơn một triệu chứng hen suyễn điển hình.
- Các triệu chứng thay đổi theo thời gian với cường độ khác nhau.
- Các triệu chứng thường nặng hơn vào ban đêm hoặc sau khi thức dậy.
- Các triệu chứng thường gặp và trở nên trầm trọng hơn khi bị nhiễm virus.
- Triệu chứng xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hoặc tiếp xúc với tác nhân dị ứng.
- Tiền sử gia đình bị hen suyễn dị ứng.
- Đáp ứng với thuốc điều trị hen suyễn.
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý về một dạng bệnh hen suyễn chỉ có triệu chứng ho gọi là hen suyễn dạng ho. Việc chẩn đoán hen phế quản dạng ho không dễ dàng vì chỉ có duy nhất triệu chứng ho mãn tính. Nếu ho kéo dài 8 tuần không rõ nguyên nhân thì nên đi khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc hen phế quản
Nếu bạn có những biểu hiện nghi ngờ của bệnh hen suyễn nhưng vẫn đang băn khoăn không không biết chính xác hay không. Dưới đây là những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh hen suyễn. Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có ba và mẹ mắc bệnh lên đến 50%. Nếu chỉ ba hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cái có nguy cơ di truyền là 25%.
- Nếu cơ địa dị ứng của bạn từ trước có tiền sử dị ứng thì nguy cơ mắc hen phế quản cao hơn người bình thường vì cơ thể mẫn cảm.
- Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát nhiều lần có thể gây viêm đường hô hấp mãn tính.
- Ngoài ra, sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và các loại hóa chất, tính chất công việc tiếp xúc chất độc hại cũng rất dễ mắc bệnh hen phế quản.
Hen phế quản không lây nhưng có thể di truyền nên mọi người tránh nhầm lẫn
Hen phế quản có lây truyền không?
Nhiều người thắc mắc liệu hen phế quản có lây không? Thì câu trả lời là không. Hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm. Không do virus, vi khuẩn gây ra nên không lây lan. Các hoạt động của người bệnh hàng ngày cũng không lây bệnh cho người xung quanh. Tuy không lây lan nhưng cần nhấn mạnh hen phế quản có thể di truyền để tránh nhầm lẫn.
Cách phòng ngừa hen phế quản
Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ
Hen phế quản có thể khởi phát do một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, naproxen,… thậm chí là thuốc nhỏ mắt nếu không sử dụng đúng cách. Khi dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng sử dụng.
Tránh xa các tác nhân gây hen phế quản
- Các tác nhân gây hen suyễn thường gặp là: lông vật nuôi, phấn hoa, nấm mốc, khói thuốc, hóa chất, thực phẩm. Cách tốt nhất phòng là giữ khoảng cách với những yếu tố gây dị ứng này.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài tránh khói bụi và các hóa chất độc hại trong không khí.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm để tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. Đây là một trong những cách phòng ngừa hen suyễn dễ thực hiện.
Tập thể dục
Để có một cơ thể khỏe mạnh, cần có một chế độ ăn uống và luyện tập lành mạnh, phù hợp. Thực đơn hàng ngày đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, chất xơ,… Ngoài ra, bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể như vitamin C. Cần tránh tập thể dục khi trời lạnh hoặc vận động quá sức.
Giữ ấm cơ thể
Không khí lạnh là một trong những tác nhân dễ làm bùng phát cơn hen cấp và các bệnh đường hô hấp khác. Giữ ấm cho cơ thể khi chuyển mùa hoặc khi trời lạnh bằng cách đeo găng tay, tất, khăn, mũ,… để bảo vệ cơ thể.
Tầm soát hen phế quản và phổi tắc nghẽn (COPD)
Hen phế quản được chẩn đoán tốt nhất bằng cách tầm soát hen và COPD. Khám lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa phổi, đo phế dung, X-quang phổi và kết hợp xét nghiệm thức máu,… để kiểm tra tình trạng hô hấp.
Để phòng tránh hen phế quản cần thay đổi lối sống lành mạnh và tầm soát hen
Kết,
Tóm lại, hen phế quản là bệnh đường hô hấp mãn tính. Khởi phát do các yếu tố gây kích ứng. Hy vọng với thông tin ở bài viết trên bạn đã biết triệu chứng lâm sàng của hen phế quản. Từ đó biết cách phòng tránh và đi khám kịp thời nếu xuất hiện triệu chứng. Ngoài ra bạn cần đi khám định kỳ hoặc tầm soát hen nếu có nguy cơ mắc bệnh cao. Để được giải đáp kĩ lưỡng về hen phế quản cũng như phương pháp điều trị bệnh của KISHO ASMA, vui lòng liên hệ hotline 0983 96 95 96 hoặc truy cập Fanpage Kisho Asma để được phản hồi nhanh nhất từ chuyên gia nhé.